BẢNG GIÁ CHỮ KÝ SỐ CHO HỘ KINH DOANH CÁ NHÂN

TOKEN BUSINESS - 1 NĂM

500.000 VNĐ

TOKEN BUSINESS - 2 NĂM

800.000 VNĐ

TOKEN BUSINESS - 3 NĂM

1.000.000 VNĐ

Chữ ký số Hộ Kinh Doanh Cá Thể quy định như thế nào theo đúng công nghệ số 4.0

Chữ ký số hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bắt buộc phải sử dụng chữ ký số để ký hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật. Do đó, việc nắm được các thông tin quan trọng về hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh cá thể là điều cần thiết để có thể tiến hành kinh doanh hợp pháp và thuận lợi. Vậy hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh cá thể là gì, đăng ký chữ ký số cho hộ kinh doanh cá thể, xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào, tất cả sẽ được Chữ ký số TCT-easyCA giải đáp trong bài viết này! 

Theo đó, Thông tư nêu rõ, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trả giấy biên nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Chữ ký số cho hộ kinh doanh cá thể là gì?

Chữ ký số hộ kinh doanh là một loại chữ ký điện tử, có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi hộ kinh doanh. Chữ ký số hộ kinh doanh được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký trong trường hợp:

Ký các văn bản, tài liệu điện tử như: Hóa đơn điện tử, hóa đơn bán hàng, đăng ký thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh, đăng ký Bảo hiểm, đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký tủ tục với UBND các cấp, sở công thương, sở y tế, sở nông nghiệp, hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn,…

Tham gia các giao dịch trực tuyến: kê khai thu nhập hộ kinh doanh, sử dụng internet banking, mobile banking, giao dịch chứng khoán, mua bán trực tuyến…

Để được phép sử dụng chữ ký số hộ kinh doanh, người dùng phải đăng ký chứng thư số hộ kinh doanh với đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín như: EASYCA, NEWCA, VNPT, VIETTEL, FASTCA. Các đơn vị này đều đã có trên 10 năm cung cấp chữ ký số, được bộ thông tin, tổng cục thuế chấp nhận. 

CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN - HỘ KINH DOANH

Hộ kinh doanh cá thể sử dụng chữ ký số

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Điều 78 nghị định 01/2021/NĐ-CP chi tiết khái niệm hộ kinh doanh cá thể như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

Là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân, con dấu tròn, chữ ký số hộ kinh doanh

Có vốn điều lệ nhưng chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ với các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của hộ kinh doanh.

Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh danh cá thể trên phạm vi toàn quốc. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Vậy vì sao với các đặc điểm này nhiều cá nhân, hộ gia đình vẫn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì lựa chọn thành lập doanh nghiệp?

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế với hộ, cá nhân kinh doanh như sau:

Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cụ thể hộ kinh doanh phải nộp 03 loại thế sau:

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh được tính dựa trên doanh thu bình quân năm Ví dụ: Doanh thu trung bình trên 500 triệu đồng mức nộp là 1.000.000 đồng.

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN căn cứ theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể

+ Mức thuế giá trị gia tăng được tính như sau

Số thuế GTGT phải nộp  =  Doanh thu tính thuế GTGT   X   Tỷ lệ thuế GTGT

+ Mức thuế thu nhập cá nhân được tính như sau

Số thuế TNCN phải nộp  =  Doanh thu tính thuế TNCN   X   Tỷ lệ thuế TNCN

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Chế độ kế toán của hộ kinh doanh

Theo thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối tượng áp dụng là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.

Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC thì được khuyến khích áp dụng.

Về xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế: Việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Trường hợp không được thành lập hộ kinh doanh?

Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

(Xem thêm Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Chủ hộ kinh doanh có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(Xem thêm Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có những nội dung gì?

(Xem thêm Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Mã số đăng ký hộ kinh doanh có phải là mã số thuế không?

Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế nhưng không đồng thời là mã số đăng ký hộ kinh doanh. Mã số đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:

(Xem thêm Điều 83 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Được đăng ký hộ kinh doanh tại địa điểm nào?

Chủ hộ kinh doanh được quyền đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại bất kỳ địa điểm nào mình đang có quyền sử dụng hợp pháp (Là chủ sở hữu hoặc là người đuọc quyền sử dụng do thuê, mượn). Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể còn được quy định thêm như sau:

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

(Xem thêm Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Quy định về đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Điều 89. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Điều 90. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Sau khi bán, tặng cho, thừa kế hộ kinh doanh, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh, người mua, người được tặng cho, người thừa kế và chủ nợ của hộ kinh doanh có thỏa thuận khác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh

Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

đ) Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu hộ kinh doanh làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.

Điều 94. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp hộ kinh doanh không hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này;

LIÊN HỆ ĐẶT MUA CHỮ KÝ SỐ

TRỤ SỞ CHÍNH